Tuyển sinh BUH

Thạc sĩ Luật kinh tế
337 lượt xem

THÔNG TIN TUYỂN SINH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

THẠC SĨ NGÀNH LUẬT KINH TẾ

 

Thứ nhất:  Tên chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành luật kinh tế có mã ngành số: 8380107 được Ban hành kèm theo Quyết định số 327//QĐ-ĐHNH ngày 22 tháng 02 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

       Chương trình này được xây dựng để đào tạo theo 2 định hướng: Nghiên cứu và ứng dụng.

Thứ hai: Giới thiệu chung về chương trình đào tạo

  1. Giới thiệu về chương trình đào tạo trình độ Thạc sỹ định hướng nghiên cứu

                a. Mục tiêu chung

       Chương trình đào tạo Luật kinh tế Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh được thiết kế nhằm cung cấp các kiến thức nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật kinh tế theo hướng tiếp cận tiên tiến nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao trở thành những chuyên gia, nhà quản lý trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số. Trong đó tập trung đào tạo thành thạo kỹ năng hành nghề Luật kinh tế hiện đại, có nội dung gắn với thực tiễn hội nhập Quốc tế sâu rộng, hướng tới phục vụ nhu cầu dịch vụ pháp lý của toàn xã hội, đặc biệt ở khu vực khối doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

         b. Mục tiêu cụ thể           

          + Về kiến thức:

       - Có năng lực sáng tạo, năng lực phản biện ở mức độ nhất định thuộc về lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và xã hội dưới lăng kính của khoa học pháp lý.

       - Có năng lực phân tích các vấn đề pháp luật, đánh giá đúng các thực trạng, đề xuất những giải pháp hoặc các quan điểm khoa học để thực hiện các quyết định đã chọnphù hợp với nhu cầu xã hội trong thời đại công nghệ số

      - Tổng hợp kiến thức chuyên môn sâu rộng, đa chiều trong lĩnh vực khoa học pháp lý như luật nội dung và luật hình thức thuộc kiến thức ngành luật kinh tế. Đặc biệt là kiến thức quản trị theo pháp luật doanh nghiệp, kiến thức về hợp đồng trong kinh doanh và thương mại, bảo vệ thương hiệu và sản phẩm theo pháp luật sở hữu trí tuệ và xác định tài sản hữu hình và vô hình theo pháp luật tài sản trong kinh doanh, thương mại của Việt Nam và một số nước trên thế giới.

          + Về kỹ năng:

 - Có kỹ năng tổng hợp một cách đa chiều trong giao tiếp phục vụ cho việc hành nghề luật thuộc lĩnh vực nghiên cứu kinh doanh, thương mại.

 - Thành thạo kỹ năng nghiên cứu pháp luật nội dung và hình thức để giải quyết các quan điểm khoa học một cách chính xác và hiệu quả cao

 -Có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, nhất là thành thạo các kỹ thuật tìm kiếm và sử dụng sáng tạo các nguồn thông tin đa dạng về pháp luật.

 - Có khả năng bình luận, phân tích và chứng minh các quan điểm khoa học pháp luật trong nước và quốc tế theo xu hướng phát triển hội nhập kinh doanh, thương mại toàn cầu hóa ở nước ta

-Có khả năng nghiên cứu độc lập ở trình độ cao trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh - thương mại, tài chính–ngân hàng

     +  Về thái độ (mức độ tự chủ tự chịu trách nhiệm)

- Có ý thức tuân thủ các quy định và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại

- Có thái độ học tập nghiên cứu suốt đời về kiến thức pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh thương mại:

- Có năng lực trân trọng và khuyến khích tính trung thực, chịu trách nhiệm và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

     c. Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc như sau:

STT

Vị trí việc làm

Cơ quan/ doanh nghiệp

1

Cán bộ quản lý của các cơ quan Nhà nước

-   Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương như: cơ quan lập pháp như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan hành pháp, như Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương là UBND các cấp;

- Cơ quan bảo vệ pháp luật như Viện kiếm sát nhân dân và Tòa án nhân dân ở địa phương cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

2

Chuyên gia pháp lý

- Các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;

- Các tổ chức dịch vụ pháp lý như: Luật sư; Luật gia; các công ty Luật và văn phòng luật sư

- Chuyên viên pháp chế tại các công ty, tổ chức tín dụng có nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao về thực tiễn ứng dụng pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh thương mại nói riêng

3

Giảng dạy, trợ lý đào tạo

- Tham gia giảng dạy trong đào tạo cử nhân chuyên ngành luật kinh doanh, thương mại tại các cơ sở đào tạo chuyên và không chuyên ngành luật kinh tế

- Nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc trợ giúp trong hoạt động đào tạo về pháp luật kinh tế như các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu;

- Các tổ chức khác.

d. Khối lượng kiến thức trong chương trình đào tạo được thể hiện trong bảng dưới đây:

TT

Phần kiến thức

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng

Tỷ lệ %

Số TC

Tỷ lệ %

Số TC

Tỷ lệ %

 

1

Kiến thức chung

8

13.3%

0

0

8

13.3%

2

Kiến thức cơ sở ngành

8

13.3%

8

13.3%

16

26.7%

3

Kiến thức chuyên

16

26.7%

8

13.3%

24

40%

4

Luận văn

12

20%

0

0

12

20%

 

Tổng cộng

44

73.3%

16

26.7%

60

100%

 

 

2. Giới thiệu về chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng

      a. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo Luật kinh tế hướng ứng dụng tại Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh là đào tạo ra những chuyên gia pháp lý có kiến thức, có thái độ đạo đức, phẩm chất tốt theo nhu cầu phát triển của xã hội. Trong đó tập trung đào tạo kỹ năng chuyên sâu áp dụng pháp luật kinh tế trong quá trình thực tiễn hành nghề tư vấn pháp lý, đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh thương mại cũng như góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh, thương mại theo hướng hiện đại trong thực tiễn hội nhập kinh tế thế giới và chuyển đổi số ở nước ta.

b. Mục tiêu cụ thể

    + Về kiến thức:

- Có năng lực phân tích, phản biện cao về các vấn đề pháp luật, đánh giá đúng các thực trạng, đề xuất những giải pháp thích hợp đểthực hiện các quyết định đã chọn phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế trong thời đại công nghệ số.

- Có kiến thức chuyên môn sâu rộng, đa chiều trong lĩnh vực khoa học pháp lý thuộc kiến thức ngành luật kinh tế để vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn, như: Vấn đề quản trị của các chủ thể kinh doanh theo pháp luật; ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh thương mại; bảo vệ quyền tác giả và thương hiệu sản phẩm theo pháp luật sở hữu trí tuệ; áp dụng quy định về tài sản, huy động vốn, thị trường tài chính thông qua hoạt động ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm và thương mại; sử dụng đất đai và môi trường của tổ chức, cá nhân trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm mục đích sinh lời.

     + Về kỹ năng:

-  Thành thạo các kỹ năng tổng hợp đa chiều trong giao tiếp phục vụ cho việc hành nghề pháp luật kinh doanh, thương mại.

-  Kỹ năng nghiên cứu pháp luật và tin học, nhất là thành thạo các kỹ thuật tìm kiếm và sử dụng sáng tạo các nguồn thông tin đa dạng về pháp luật.

-  Có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại;

-  Có khả năng diễn giải và giải thích pháp luật trong nước và quốc tế theo xu hướng phát triển hội nhập kinh doanh, thương mại

- Có khả năng ứng dụng độc lập, chuẩn xác các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh – thương mại, tài chính–ngân hàng

     + Về thái độ (tự chủ tự chịu trách nhiệm của người học)

-Có ý thức tuân thủ các quy định và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ tư pháp liên quan đến kinh doanh, thương mại

- Có thái độ học tập nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn về kiến thức pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại:

- Có thái độ nghiêm túc, trân trọng và khuyến khích tính trung thực, chịu trách nhiệm cũng như các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

  c. Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc như sau:

STT

Vị trí việc làm

Cơ quan/ doanh nghiệp

1

Cán bộ quản lý của các cơ quan Nhà nước

-   Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương như: cơ quan lập pháp như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan hành pháp, như Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương là UBND các cấp;

- Cơ quan bảo vệ pháp luật như Viện kiếm sát nhân dân và Tòa án nhân dân ở địa phương cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

2

Chuyên gia pháp lý

- Các đơn vị sự nghiệpcủa nhà nước;

- Các tổ chức dịch vụ pháp lý như: Luật sư; Luật gia; các công ty Luật và văn phòng luật sư

- Chuyên viên pháp chế tại các công ty, tổ chức tín dụng có nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao về thực tiễn ứng dụng pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh thương mại nói riêng

3

Giảng dạy, trợ lý đào tạo

- Tham gia giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức ứng dụng trong đào tạo cử nhân chuyên ngành luật kinh doanh, thương mại tại các cơ sở đào tạo chuyên và không chuyên ngành luật

- Nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc trợ giúp trong hoạt động đào tạo về pháp luật kinh tế như các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu;

- Các tổ chức khác.

 

d. Khối lượng kiến thức trong chương trình đào tạo được thể hiện trong bảng dưới đây:

 

TT

Phần kiến thức

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng

Tỷ lệ %

Số TC

Tỷ lệ %

Số TC

Tỷ lệ %

 

1

Kiến thức chung

8

13.3%

0

0

8

13.3%

2

Kiến thức cơ sở ngành

8

13.3%

8

13.3%

16

26.7%

3

Kiến thức chuyên

16

26.7%

8

13.3%

24

40%

4

Thực tập

4

6.7%

0

0

4

6.7%

5

Đồ án tốt nghiệp

8

13.3%

0

0

8

13.3%

 

Tổng cộng

44

73.3%

16

26.7%

60

100%

 

Lưu ý: 1. Điểm giống nhau trong hai định hướng này là:

- Tổ chức đào tạo (cùng nhau dạy và học) trong thời gian là 24 tháng.

- Đồ án tốt nghiệp và Luận văn của học viên được quyền tự chọn tên đề tài và Giảng viên hướng dẫn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Điểm khác biệt trong hai định hướng đào tạo của ngành Luật kinh tế đó là:

  • Học viên học theo định hướng nghiên cứu thì làm luận văn 12 tín chỉ
  • Học viên học theo định hướng ứng dụng có 12 tín chỉ nhưng chia ra thành hai học phần: Thực tập tốt nghiệp có 4 tín chỉ và Đồ án tốt nghiệp có 8 tín chỉ.
  • Môn thực tập tốt nghiệp của học viên theo định hướng ứng dụng theo quyết định phân công của Hiệu trưởng.
Quay lại
THAM GIA FANPAGE TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
Thiet Ke Website